Đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phần mềm hỗ trợ dạy học dành cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thuộc Đề án NNQG 2020

Bài báo nhằm mục đích đánh giá mức độhài lòng của các đối tượng liên quan đối với chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giáo viên (GV) tiểu học và Trung học cơsở và hiệu quả phần mềm hỗ trợ dạy học (CTBD NLTA&PM) bằng cách khảo sát quan điểm của ba đối tượng (giáo viên, giảng viên và cán bộquản lí tại các sởGD&ĐT) xem các đối tượng có hài lòng với chương trình bồi dưỡng này hay không, và cần có những thay đổi bổsung gì đểnâng cao chất lượng trong thời gian tới. Phương pháp điều tra xã hội học sửdụng 3 bảng câu hỏi khảo sát gồm các câu hỏi đóng theo thang 5 bậc Likert và các câu hỏi mở đã được thực hiện trên 5037 giáo viên tiếng Anh, 180 giảng viên các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và 115 cán bộquản lí (CBQL) tại các sởGD&ĐT trong cảnước. Sốliệu thu thập được đã xửlí và mã hóa theo đúng quy trình nghiên cứu khoa học xã hội. Các chỉsốphân tích mô tả cho thấy tất cả điểm số đánh giá của các bảng hỏi và các miền đo trong các bảng hỏi đều trên 3.0, nhiều điểm sốtrên 4.0. Điều này khẳng định CTBD LTA&PM đáp ứng được mong mỏi của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ởtiểu học và trung học, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của Chính phủ trong việc thực hiện Đềán 2020. Tuy nhiên, qua phép phân tích T-Test và ANOVA, điểm số đánh gia giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau không hoàn toàn đồng nhất, và vẫn còn một lượng nhỏ đối tượng không hài lòng với CTBD, một sốkhác muốn có những thay đổi đối với CTBD trong thời gian sắp tới
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/969

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay

Định tuổi tương đối của đá