Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nghiên cứu đối với nhóm ngành kĩ thuật-công nghệ

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu về đánh giá chất lượng đào tạo đại học dưới góc nhìn của người sử dụng lao động. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kĩ thuật-công nghệ đang làm việc ở khu vực doanh nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên bộ tiêu chí do các tác giả đề xuất, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu (gọi chung là “kĩ năng làm việc”). Các kĩ năng này được phân thành ba nhóm: nhóm kĩ năng kĩ thuật, nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và hành vi. Để đánh giá một cách định lượng, trong nghiên cứu đã sử dụng ba chỉ số là chỉ số chất lượng, chỉ số chất lượng có trọng số và mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi. Kết quả khảo sát tại 386 doanh nghiệp đã cho thấy các doanh nghiệp đánh giá chất lượng của nhóm kĩ năng kĩ thuật thấp hơn so với hai nhóm kĩ năng còn lại. Sự thiếu hụt về chất lượng là đặc biệt lớn đối với các kĩ năng như khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, trình độ ngoại ngữ, năng lực tư duy sáng tạo, tính kỉ luật trong công việc, … Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, bài viết cũng đã đưa ra đề xuất về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, tăng cường liên kết đại học-doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/984

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay

Định tuổi tương đối của đá